Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là một loại chứng khoán huy động vốn trong đó quy định nhà phát hành (đi vay) phải trả cho cho nhà đầu tư (cho vay) một khoản tiền với một lãi suất cố định trong một thời gian xác định. Nhà phát hành trái phiếu phải hoàn trả khoản cho vay cho nhà đầu tư khi nó đáo hạn --> Hiểu đơn giản là 1 loại chứng khoán NỢ.
Đặc điểm của trái phiếu
Nguồn thu nhập của trái phiếu chính là tiền lãi. Đây là khoản thu cố định mà không dựa vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành trái phiếu.
Người sở hữu trái phiếu sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc sử dụng vốn vay như thế nào của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ theo hợp đồng vay.
Phân loại Trái phiếu:
Trái phiếu thường được phân loại dựa trên nhiều đặc điểm khác nhau, phổ biến là cách phân loại theo chủ thể phát hành, bao gồm:
Trái phiếu ngân hàng: Các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn để hoạt động.
Trái phiếu chính phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu. Ngoài ra còn có mục đích để huy động số tiền nhàn rỗi của dân, tổ chức kinh tế – xã hội. Trái phiếu của Chính phủ được xem là có uy tín và ít rủi ro nhất trên thị trường.
Trái phiếu doanh nghiệp: Đây là các trái phiếu được các doanh nghiệp, công ty phát hành ra để tăng vốn hoạt động cho doanh nghiệp. Trái phiếu của doanh nghiệp có rất nhiều loại và vô cùng đa dạng.
Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như phân loại theo lợi tức, tính chất trái phiếu, mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức. Cụ thể như sau:
Phân loại theo lợi tức trái phiếu gồm: Trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất biến đổi (gọi là lãi suất thả nổi), trái phiếu có lãi suất bằng không.
Phân loại theo hình thức trái phiếu: Trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.
Phân loại theo tính chất trái phiếu: Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có thể mua lại, trái phiếu có thể chuyển đổi.
Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán: Trái phiếu đảm bảo, trái phiếu không có TS đảm bảo.